Tiểu sử Rama III

Vua
Vương triều Chakri
Phra Buddha Yodfa Chulaloke
(Rama I)
Phra Buddha Loetla Nabhalai
(Rama II)
Nangklao
(Rama III)
Mongkut
(Rama IV)
Rama V
(Rama V)
Vajiravudh
(Rama VI)
Prajadhipok
(Rama VII)
Ananda Mahidol
(Rama VIII)
Bhumibol Adulyadej
(Rama IX)
Maha Vajiralongkorn
(Rama X)

Ban đầu

Quốc vương Nangklao (Rama III) sinh ngày 31 tháng 3 năm 1788 dưới triều đại của ông nội mình: Phật vương: Phra Buddha Yodfa Chulaloke tại thành đô Krung Thep (Bangkok). Ông là con trai trưởng của hoàng tử: Issaraundhorn (tức vua Rama II sau này) với một người em họ của ông ta và cũng là một bà phi trong cung, công chúa Chao Chom Manda Riam (về sau đổi thành KromSomdej Phra Srisulalai sau khi ông lên ngôi), ban đầu ông được đặt tên là Tub.[3] Năm 1809, nhờ có công dẹp cuộc nổi loạn do người con trai của vua Taksin lãnh đạo, ông được vua cha phong là Poramin Maha Jessadabodindra (hoàng tử Jessadabodindra) và được giao nhiều công việc triều chính.

Thiếu thời

Trước khi lên ngôi, Rama III giữ vị trí như Bộ trưởng ngoại giao và thương mại cho vua cha. Ở cương vị này, ông đã thúc đẩy quan hệ thương mại với nhà Thanh và đem lại nguồn thu lớn cho triều đình. Cũng qua đó, ông chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

Lên ngôi và cai trị

Năm 1824, khi hoàng tử Jessadabodindra 37 tuổi, quốc vương Rama II bị bệnh nặng và đột ngột qua đời không truyền lại sẽ để ai kế vị. Tuy nhiên, theo luật kế vị thì con trai của vua Rama II với hoàng hậu là hoàng tử Mongkut sẽ được lên làm vua, tuy nhiên hoàng tử vừa mới xuất gia đi tu theo truyền thống Xiêm La không lâu. Trong khi đó hoàng tử Jessadabodindra là người có kinh nghiệm triều chính và quân sự nhiều năm và cũng là con trưởng nên triều đình và hoàng gia bèn tôn ông làm vua.

Trong thời gian trị vì, Rama III đã có quan hệ tốt với Anh quốc qua việc tham gia liên quân với Anh đánh Miến Điện. Vua còn có chính sách tránh xung đột với Anh ở một số vùng tranh chấp. Nhờ đó, hiệp ước hòa bình giữa Anh và Xiêm được thành lập vào năm 1825.

Khi vua Anouvong của Lào nổi dậy chống lại Xiêm, Rama III đã phái quân đội đánh bại Anouvong ở Isan năm 1825. Năm 1827, quân Xiêm lại một lần nữa đánh bại quân của Anouvong và bắt được vị vua Lào này đem về Bangkok.

Năm 1833, nhân việc Lê Văn Khôi nổi dậy chống vua Minh Mạng và xin chi viện của Xiêm, Rama III quyết định giành lại ảnh hưởng ở Campuchia bằng cách lập vua mới của nước này thân với Xiêm. Rama III đã cử một cánh quân bộ do Rajasupawadi chỉ huy và một cánh quân thủy do một vị đại thần chỉ huy tiến đánh Gia Định, ngoài ra còn có quân Campuchia của Ang Im (Nặc Yêm) và Ang Duong (Nặc Đôn). Tuy nhiên, kế hoạch chinh phạt Đại Nam này đã bị đập tan. Năm 1842, Rama III lại sai quân đánh Đại Nam, nhưng cũng không thành công. Phnom Penh trở thành nơi tranh giành qua lại giữa quân Xiêm và quân Việt Nam. Xung đột Xiêm-Việt dừng lại khi quân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1847 khiến triều đình Thiệu Trị phải hòa hoãn với Xiêm.

Tuy không đi tu hành như người anh em khác mẹ là hoàng tử Mongkut, nhưng Rama III vẫn rất mộ đạo Phật. Thời ông trị vì, hơn 50 chùa chiền đã được triều đình bảo trợ xây mới hoặc trùng tu, trong đó có tháp ở Wat ArunWat Pho.

Năm 1851, sau 27 năm làm vua Xiêm, quốc vương Nangklao (Rama III) băng hà và cũng giống như cha của ông, không truyền lại việc ai sẽ được kế vị. Hoàng gia và triều đình đã suy tôn người anh em của ông là hoàng tử Mongkut lên ngôi vua. Có thể rằng ông nhận thức được sự thông minh và tầm nhìn của người em Mongkut đối với ngai vàng, cho nên Rama III đã chọn cách không nêu tên người kế vị, do đó để lại rõ ràng ngôi vị cho người em trai của mình.